Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

CHỨNG NHẬN CÔNG BÔ HỢP QUY KÍNH PHỦ- 0903 527 089 (Ms. Hà)

  1. KÍNH PHỦ BỨC XẠ THẤP
    Kính Low-E (hay kính bức xạ thấp) được chế tạo bởi cách mạ nhiều lớp kim loại, vật liệu hỗn hợp lên bề mặt kính. Lớp mạ kim loại này có khả năng phản xạ cao đối với tia hồng ngoại, phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng cho căn phòng. Điều này giúp cho căn phòng ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa.
  • Kính phủ cứng Low-E

  • Kính phủ cứng Low-E với tính năng kiểm soát nhiệt

  • Kính phủ mềm Low-E

  • Kính phủ mềm Low-E với tính năng kiểm soát nhiệt

Kính phủ cứng Low-E: được phủ lên bề mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng). Ngoài ra còn được phủ lên bề mặt lỏng kính 1 hợp chất kiểm soát nhiệt và thành phẩm kính Low-E phủ cứng là một lớp nguyên tấm.
Kính phủ mềm Low-E: được phủ lên mặt kính một loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật điện giải trong chân không (phủ mềm). Được phủ lên bề mặt kính hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính Low-E phủ mềm là hai hay nhiều lớp..
Tính năng cách nhiệt: Làm giảm Tỷ lệ nhiệt xuyên qua tấm kính (W/m2.K). Tỷ lệ nhiệt xuyên qua chính là lượng nhiệt di chuyển qua kính từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp, tỷ lệ này càng nhỏ thì tính năng cách nhiệt càng cao.
Tính năng chặn nhiệt: Làm giảm Tỷ lệ thẩm thấu nhiệt qua kính vào trong phòng (%). Tỷ lệ này càng nhỏ thì tính năng ngăn chặn nhiệt càng cao.

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng ngày càng quan trọng và cần thiết, do kính ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình cũng là nhóm sản phẩm gây mất an toàn cao.
Theo thông tư số 10/2017/BXD thì kính phủ bức xạ thấp thuộc nhóm “Kính xây dựng” phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường theo quy định của QCVN 16/2017/BXD.
Yêu cầu không thể thiếu: Sau khi chứng nhận hợp quy thì đơn vị phải công bố bản hợp quy tại Sở xây dựng nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
  • Bảng công bố hợp quy theo mẫu của TT 28/2012/BKHCN

  • Bảng mô tả sản phẩm

  • Giấy chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm đi kèm

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

Để được tư vấn và hỗ trợ chứng nhận, vui lòng liên hệ:
VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING
Hotline: 0903 527 089 – Ms. Thu Hà

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

HACCP LÀ GÌ


HACCP là gì?

Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới và có thể áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới.

Kết quả hình ảnh cho chứng nhận haccp là gì
HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung. Năm 1971, HACCP bắt đầu được áp dụng trong ngành thực phẩm tại Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua kiểm soát các mối nguy, sau đó HACCP nhanh chóng chở thành một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuần phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) cùng các chương trình hỗ trợ khác để làm nền tảng cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối tượng áp dụng HACCP

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…;
Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.

Lợi ích

Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài;
Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm;
Lợi ích với nhà nước: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm;
Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế – xã hội.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Ms. Nhứt 0905 927 699
Email: vietcert.kinhdoanh83@gmail.com

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

THỦ THỰC CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH GỐM ỐP LÁT- 0903 527 089 (Ms. THU HÀ)

Gạch gốm ốp lát có nhiều loại như: Gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, gạch gốm khác, tất cả đều làm từ nguyên liệu gốm và dùng để lát nền hay ốp tường
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về gạch gốm ốp lát đùn dẻo?
- Đùn dẻo là tên gọi của phương pháp tạo hình.
- Đối với gạch gốm ốp lát đùn dẻo là loại gạch được tạo hình theo phương pháp dẻo qua máy đùn và được cắt theo kích thước nhất định.
- Phân loại theo công nghệ sản xuất: gạch tráng men và gạch không tráng men
Gạch tráng men là loại gạch có bề mặt được bao phủ một lớp men màu, khiến cho viên gạch có sự độc đáo ở cả góc độ thẩm mỹ (màu sắc, độ sáng, kết cấu…) và góc độ công nghệ (độ cứng, độ hút nước…). Tất cả những đặc tính đó phụ thuộc vào từng loại men.
Gạch không tráng men là loại gạch đồng chất trên cả viên gạch, và không cần tráng một lớp men trên bề mặt gạch. Màu sắc và hoa văn của gạch không tráng men sẽ được pha trộn màu hoặc chất liệu khác với xương của gạch sau đó được nung với nhiệt độ cao.
Phân loại theo độ hút nước
Xương gạch có các lỗ vi thể liên kết với nhau và chỉ được nhìn thấy thông qua kính hiển vi chuyên dụng. Những lỗ vi thể này sẽ quyết định độ hút nước của gạch dưới các điều kiện khác nhau.
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như màu sắc của xương (trắng, đỏ) theo hình dáng kích thước, và gạch ốp ngoại thất hay nội thất…


Gạch gốm ốp lát nay được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình, nội thất.
Đối với sản phẩm gạch gốm ốp lát đùn dẻo là một trong những sản phẩm cần làm chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD trước khi đưa ra thị trường.


Tên sản phẩm
Đặc tính kỹ thuật
Mức yêu cầu
Phương pháp thử
Quy cách mẫu
Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
1. Độ hút nước
Bảng 3 của TCVN 7483:2005
TCVN 6415-3:2016
5 viên gạch nguyên



2. Độ bền uốn
TCVN 6415-4:2016
3. Độ chịu mài mòn:
- Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men)
TCVN 6415-6:2016
- Độ chịu mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men)
TCVN 6415-7:2016
4. Hệ số giãn nở nhiệt dài
TCVN 6415-8:2016
5. Hệ số giãn nở ẩm
TCVN 6415-10:2016


Để được tư vấn và hỗ trợ chứng nhận hợp quy, vui lòng liên hệ:
VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING
Hotline: 0903 527 089 – Ms. Thu Hà


Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Nhiều doanh nghiệp thép không có tăng trưởng

Tình hình thị trường khó khăn nên khá nhiều doanh nghiệp thép dù hoàn thành kế hoạch năm nhưng không có tăng trưởng.
Trong những năm gần đây, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel) không có thêm dự án mới với quy mô lớn đi vào hoạt động, trong khi đó một số dự án hết hạn, không hiệu quả phải dừng hoạt động nên không có khả năng tăng trưởng về sản lượng, thị phần.
Theo ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng Giám đốc VnSteel, trong năm 2018, hầu hết các Công ty trong hệ thống đã bảo toàn được vốn, đặc biệt có một số công ty đã khắc phục được hoàn toàn như Kim khí Hà Nội, hoặc một phần lỗ lũy kế từ các năm trước như Tấm lá Phú Mỹ, Tấm lá Thống Nhất, thép Việt Trung... Tuy nhiên, còn nhiều đơn vị chưa thoát khỏi lỗ lũy kế hoặc có nợ khó đòi.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Phúc cho biết, do tình hình thị trường khó khăn chung nên khá nhiều đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, ngoài ra, các đơn vị do quản trị và nhận định thị trường chưa tốt nên hiệu quả kinh doanh thấp và giảm sút. 

Một số dự án thép ngừng hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
Bên cạnh đó, ông Phúc cũng thừa nhận, năng lực sản xuất của nhiều đơn vị đã chạm giới hạn; nhiều đơn vị năng lực sản xuất còn hạn chế, công nghệ cũ, công suất thấp. Do vậy, các đơn vị này gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với các nhà máy mới gia nhập thị trường hay gia tăng công suất với công nghệ mới hiện đại...
Trong năm 2019, VnSteel đặt mục tiêu tiếp tục cái cơ cấu nhằm tập trung vốn và nguồn lực cho sản xuất kinh doanh chính và có hiệu quả cao. Doanh thu hợp nhất ước đạt 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng. VnSteel sẽ rà soát điều chỉnh chiến lược phát triển của doanh nghiệp, thực hiện hỗ trợ và phối hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho mục tiêu chung. 
Đồng thời, ông Nguyễn Đình Phúc cũng kiến nghị, Chính phủ, và các bộ, ngành tập trung giải quyết các vấn đề để Tổng Công ty hoàn thành quyết toán cổ phần hóa Công ty mẹ; tạo điều kiện để Tổng Công ty phối hợp với Công ty thép Việt Trung và TISCO sớm hoàn thành giải quyết các tồn tại, vướng mắc của Dự án giai đoạn 2 – Gang thép Thái Nguyên và Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai...
Trước đó, báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của VnSteel cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng Công ty chỉ đạt hơn 1.212 tỷ đồng, bằng 79% so với năm 2017.
Trong đó, chỉ 14 Công ty hoàn thành kế hoạch, có mức tăng trưởng; còn lại rất nhiều đơn vị không hoàn thành kế hoạch hoặc hoàn thành nhưng không có tăng trưởng như công ty Thép Nhà Bè, Tấm Lá Phú Mỹ, Vnsteel Thăng Long, Lưới thép Bình Tây... Đặc biệt, năm 2018 vẫn còn 1 Công ty con là Thép tấm miền Nam và 8 Công ty liên kết bị thua lỗ.
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Cái nhìn mới về xi măng Porland – Đá vôi 

Có thể nói: nước ta đã đi tiên phong trong việc sử dụng các chất phụ gia (poozolana) ở tỷ lệ cao. Một trong những phụ gia đó là đá vôi, một thứ phụ gia sẵn nhất, gần nhất và rẻ nhất. Khi pha vào xi măng, đá vôi mang lại lợi ích đáng kể về kinh tế. Cũng như những phụ gia khác, khi pha vào xi măng, đá vôi có những ảnh hưởng lên cơ, lý và hóa tính của xi măng thành phẩm. Do đó cũng có những ảnh hưởng nào đó lên quá trình sử dụng nó cho những người dùng cuối.  
4. Ảnh hưởng đến bê tông đã đóng rắn
Ảnh hưởng tới cường độ
Chất lượng và số lượng đá vôi được sử dụng đóng vai trò chính trong cường độ của bê tông được sản xuất với xi măng XPV.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng đá vôi lên đến 15% thực sự có thể làm tăng cường độ tuổi sớm do kết quả của việc cải thiện việc đóng rắn hạt, làm tăng tỷ lệ hydrat hóa xi măng và sản xuất canxi carboaluminate.
Hoạt tính của đá vôi đã được tranh luận. Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu trước đây tin rằng đá vôi được sử dụng làm chất độn trơ, nghiên cứu cho thấy đá vôi có phản ứng ở mức độ hạn chế. Khi các hạt đá vôi trở nên mịn hơn, phản ứng này có nhiều khả năng hơn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ở nồng độ thấp, đá vôi (calcite) phản ứng hoàn toàn để tạo thành các pha carboaluminate khác nhau.
Khi tăng lượng đá vôi trong xi măng để đạt được cường độ cao hơn, sẽ có một giới hạn. Sử dụng số lượng lớn đá vôi (15% đến 25%) có thể dẫn đến sự pha loãng của bột nhão, và điều đó có thể dẫn đến việc bắt đầu làm giảm cường độ.
Các thử nghiệm cho thấy xi măng đá vôi có sự hợp lực đặc biệt với tro bay loại C dẫn đến cường độ nén cao hơn.
Ảnh hưởng đến tính thấm
Nhiều phương pháp thử nghiệm đã được phát triển để đo lường sức đề kháng của bê tông đối với sự xuyên thấu của các chất lỏng như nước, hơi hoặc khí và các loại chất xâm thực đi kèm như clorua hoặc sunfat. Bất kể phương pháp thử nào được áp dụng, người ta thường cho rằng tính bền và tuổi thọ của bê tông được cải thiện với khả năng chống lại sự di chuyển của chất lỏng và các loại ion.
Tính thấm đã được chứng minh là bị suy giảm do sử dụng đá vôi, do giảm tính kết nối của các lỗ rỗng. Điều này là do các cơ chế vật lý như tăng mật độ hạt đóng rắn và mật độ bột nhào, và hiện tượng vị trí tạo mầm đã được thảo luận trên đây. Đó cũng là do các phản ứng hóa học nhẹ của đá vôi. Canxi carbonat cũng phản ứng với các hợp chất aluminate trong xi măng và VDB để tạo ra các tinh thể carboaluminate bền. Một tác dụng phụ khác bao gồm ổn định ettringite và tăng tổng khối lượng sản phẩm hydrat hóa, do đó làm giảm độ xốp và tăng cường độ.
Tương tác với VDP và phụ gia
Việc sử dụng XPV có thể làm tăng hiệu quả của các VDB như tro bay và xỉ. Như đã đề cập ở trên, xi măng đá vôi hoạt động đặc biệt tốt với tro bay loại C. Đá vôi trong XPV có thể chống lại các hiệu ứng làm chậm đông của các chất VDB.
Các nghiên cứu cho đến nay chưa tiết lộ bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào của XPV đến hiệu quả của các phụ gia. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, một lượng hỗn hợp khí cao hơn một chút là cần thiết trong các cối vữa được chế tạo bằng XPV so với các xi măng Portland, nhưng điều này có thể là do xi măng mịn hơn. Số lượng cũng nằm trong phạm vi bình thường được đề xuất bởi nhà sản xuất và không mở rộng cho hỗn hợp bê tông.
Các lợi ích thiết thực về môi trường
Phát thải carbon dioxide (CO2) của các nhà máy xi măng chủ yếu đến từ hai nguồn: nung đá vôi, một thành phần thô chính để sản xuất clinker; và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để làm nóng nguyên liệu thô đến nhiệt độ cần thiết để tạo thành clinker.
Hiệu quả bền vững chính của việc sử dụng đá vôi làm thành phần trong xi măng hỗn hợp ở mức 5% đến 15% khối lượng là clinker phải được sản xuất ít hơn cho cùng một lượng xi măng, do đó tiêu thụ ít năng lượng hơn và phát thải ít CO2 và khí nhà kính khác hơn. Điều này có thể được nhìn thấy trong 

Hình 1. Phát thải CO2 của sản xuất xi măng Portland hay xi măng Portland-đá vôi 
từ 3 nhà máy xi măng Đức (theo Schmidt 1992).
Một lợi ích khác của XPV là nhu cầu nguyên liệu thấp hơn, làm giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên. Để sản xuất một tấn xi măng portland, cần khoảng 1,3 đến 1,4 tấn nguyên liệu thô. XPV cần ít hơn 10% nguyên liệu thô.
5. Tốt cho bạn, tốt cho mọi người
Các nhà sản xuất bê tông đúc sẵn phải luôn luôn cảnh giác với bất kỳ quy trình và vật liệu nào có thể giảm giá thành sản phẩm của họ và cải thiện tính bền vững trong khi không ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng. XPV có thể cung cấp một phương tiện cho mục đích đó.
Dữ liệu trong Bảng 1 cho thấy hàm lượng đá vôi của xi măng có thể tăng từ mức thường được sử dụng trong xi măng portland thông thường (khoảng 3,5%) lên 15% trong khi duy trì tính năng tương đương. Điều này có thể dẫn đến giảm tác động môi trường và, trong một số trường hợp, giảm chi phí.
Đạt được tính năng tương đương trong bê tông sử dụng XPV so với xi măng Portland thường là có thể, bởi vì đá vôi nghiền mịn có thể góp vào sự phát triển cấu trúc vi mô, đặc biệt là khi độ mịn và hóa học của xi măng thành phẩm được nhà sản xuất tối ưu hóa. Việc sử dụng XPV phải là sự tích hợp liền mạch trong qúa trình sản xuất bê tông đúc sẵn.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng chính

Báo cáo tại Hội nghị Vật liệu xây dựng toàn quốc do Bộ Xây Dựng tổ chức sáng 12/12, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đều khẳng định Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng chính, trong đó xi măng, kính xây dựng và gạch ceramic đứng trong nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, ngành sản xuất VLXD Việt Nam đã phát triển không ngừng và đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển các cơ sở sản xuất VLXD, với công nghệ tiên tiến, hiện đại ngang tầm với khu vực và các nước phát triển trên thế giới; từng bước nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm VLXD.

Tất cả các chủng loại sản phẩm VLXD chủ yếu cơ bản đã thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước. Một số sản phẩm VLXD đã tham gia vào thị trường xuất khẩu (xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng, đá ốp lát, vôi…).
Công nghệ sản xuất VLXD ở Việt Nam thời gian qua đã có những thay đổi rõ rệt, các công nghệ lạc hậu đã và đang được thay thế bằng công nghệ tiên tiến hiện đại trên hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của ngành công nghiệp VLXD, đưa ngành công nghiệp VLXD từng bước hoà nhập vào trình độ chung của khu vực và thế giới. 
Từ năm 2010 Việt Nam đã sản xuất đủ xi măng cho nhu cầu nội địa bằng nguồn clinker sản xuất trong nước. Những năm tiếp theo, để phát huy hiệu quả đầu tư, đồng thời giảm áp lực tiêu thụ trong nước, Việt Nam đã xuất khẩu clinker và xi măng ra nước ngoài tạo nguồn thu ngoại tệ để đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị.
Hiện nay, theo số liệu thống kê thì Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước sản xuất xi măng và clinker nhiều nhất thế giới. Các sản phẩm xi măng của Việt Nam tương đối đa dạng. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở nước ta đã sản xuất được hầu hết các chủng loại xi măng poóc lăng phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong nước.
Về sản lượng, đến năm 2016, cả nước có 80 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế là 88,46 triệu tấn xi măng/năm, sản lượng sản xuất đạt trên 75,2 triệu tấn (tăng 49,8% so với năm 2010). Dự kiến đến hết năm 2017 cả nước sẽ có 83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế 98,56 triệu tấn/năm.
Sản lượng sản xuất gạch ốp lát các loại (gạch ceramic, granite, cotto) không ngừng tăng nhanh. Năm 2010 sản lượng sản xuất là 378 triệu m2, thì đến năm 2016, sản lượng sản xuất đã tăng lên 540 triệu m2 (tăng 50% so với năm 2010), đáp ứng cung cấp đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 20-25% tổng công suất. Công nghệ và thiết bị, được đầu tư đồng bộ, tiên tiến từ các nước phát triển với quy mô mỗi nhà máy lên tới hàng chục triệu m2, module công suất mỗi dây chuyền từ 2 đến 3 triệu m2/năm.
Đối với đá ốp lát tự nhiên đã áp dụng công nghệ khai thác hiện đại bằng cưa đĩa, cắt dây kim cương, hạn chế tối đa việc nổ mìn ảnh hưởng tới môi trường và an toàn lao động. Trên cả nước đã có khoảng 130 cơ sở cưa xẻ đá ốp lát và 25 cơ sở chế biến bột đá carbonat canxi siêu mịn được đầu tư với năng lực chế biến khoảng 16 triệu m2/năm. Công suất hoạt động thực tế đạt khoảng 60-70% công suất thiết kế. 
Đến hết năm 2016, tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh đạt 14,7 triệu sản phẩm/năm (tăng 40% so với năm 2010), đáp ứng cung cấp đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, tiêu hao ít nhiên liệu, chủng loại sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng về hình dáng, kích thước, mẫu mã, màu sắc và đặc tính sử dụng; nhiều loại sản phẩm đạt trình độ công nghệ của các nước tiến tiến hàng đầu trong lĩnh vực này. Năng lực sản xuất trong nước hiện có đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu đạt khoảng 30-35% công suất thiết kế.
Về kính xây dựng, tổng công suất sản xuất kính phẳng hàng năm của các nhà máy đang sản xuất trong nước ước đạt 4.080 tấn/ngày tương đương 285 triệu m2 quy tiêu chuẩn (QTC)/năm, trong đó kính nổi là 3.550 tấn/ngày tương đương 248 triệu m2 QTC (có 7 nhà máy) và kính cán là 530 tấn/ngày tương đương 37 triệu m2 QTC. Ngoài các nhà máy đang sản xuất, hiện tại có 5 dự án kính nổi đang đầu tư với tổng công suất 2.600 tấn/ngày tương đương 182 triệu m2 QTC/năm. Như vậy, khi 5 dự án trên đi vào sản xuất, tổng công suất sản xuất kính phẳng ở Việt Nam sẽ là 6.680 tấn/ngày tương đương 466 triệu m2 QTC/năm.
Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 567), thời gian qua, hầu hết các địa phương đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc xóa bỏ các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến và lò vòng sản xuất gạch đất sét nung cũng như khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung. Đặc biệt tại một số địa phương đã xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công như: Bắc Ninh, Bình Dương, TPHCM…
Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân cũng đã tích cực chủ động hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, chủ động tìm hiểu công nghệ, đầu tư sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm vật liệu xây không nung đạt chất lượng, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm vật liệu xây không nung.
Đến hết năm 2016, tổng công suất thiết kế của 3 loại sản phẩm chính đã đạt khoảng 7 tỷ viên QTC/năm, sản xuất đạt 6,5 tỷ viên, chiếm khoảng 28%  so với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2016 ước khoảng 24 tỷ viên.
Như vậy, chương trình đã đạt mục tiêu đề ra “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015”. Tuy nhiên, tiến độ, chất lượng thực hiện chương trình chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng và chủng loại vật liệu xây không nung chưa nhiều, chưa đa dạng, chưa được sử dụng rộng rãi…
Các ý kiến thảo luận tại hội nghị cũng cho rằng, sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống hiện nay tại nước ta tiêu tốn nguồn nguyên liệu, năng lượng lớn và góp phần gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất và phát triển các loại vật liệu xây dựng giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, thân thiện môi trường là điều cấp thiết hiện nay.
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công nghệ như sản xuất xi măng tiết kiệm năng lượng; sản xuất kính tiết kiệm năng lượng sử dụng trong tòa nhà; các chất phủ chống bám bẩn trên các vách dựng kính, vật liệu ốp lát trên các công trình; cải tiến công nghệ giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất kính và gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh; sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung trong xây dựng tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường; sử dụng tối đa các loại chất thải của các ngành công nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com