Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Hưng Yên huy động mọi nguồn lực tái cơ cấu nông nghiệp

Mục tiêu cơ bản là giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,5 - 3%/năm, trong đó lĩnh vực trồng trọt tăng 0,85%/năm, chăn nuôi tăng 4,2%/năm, thủy sản tăng 6,72%/năm.
Thành tựu ấn tượng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp Hưng Yên
Hưng Yên gặt hái thành quả tái cơ cấu: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Nuôi lợn theo VietGAHP
Đến năm 2020, giá trị thu được trên 1ha canh tác đạt trên 210 triệu đồng. Tích tụ ruộng canh tác đạt 5.000ha. Chuyển đổi hơn 7.000ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, cây dược liệu hoặc cấy lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Thành lập mới 150 HTX nông nghiệp. Cơ bản 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các huyện, thành phố hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tỉnh Hưng Yên cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cơ bản các hộ dân nông thôn đều được dùng nước hợp vệ sinh, trong đó có 90% số dân được dùng nước sạch theo chuẩn Bộ Y tế. 
Kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi đến năm 2020
Diện tích gieo trồng rau các loại đạt 15.000ha, trong đó có 80% diện tích rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cây dược liệu 1.400ha, trong đó có 760ha cây dược liệu trồng tập trung. Diện tích hoa cây cảnh 1.800ha, gồm 12.00ha hoa và 600ha cây cảnh. Cây ăn quả các loại 14.000ha, trong đó diện tích nhãn 5.000ha, chuối 2.000ha, vải 1.400, các cây có múi 3.800 ha.
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, duy trì đàn lợn 500 - 550 nghìn con, sản lượng thịt 102 nghìn tấn, trong đó tỷ lệ chăn nuôi tập trung chiếm 40 - 45%. Đàn gia cầm nuôi 9 - 10 triệu con, sản lượng thịt 37 - 40 nghìn tấn. Sản lượng trứng các loại 300 triệu quả. Tỷ lệ chăn nuôi gia cầm tại các trang trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm 30 - 35% tổng đàn. Qui mô đàn bò 40.000 con (bò sữa 2.200 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng 4.000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 5.600ha, sản lượng thu hoạch đạt 39.425 tấn, trong đó xây dựng 3 vùng nuôi thủy sản tập trung, quy mô từ 30ha trở lên tại các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào và Ân Thi. 
Một số giải pháp thực hiện
Tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo đột phá mới trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Rau an toàn chất lượng. Cây ăn quả (nhãn, vải, chuối và các cây có múi,…). Bò thịt chất lượng cao. Gia cầm (trong đó, có đặc sản gà Đông Tảo). Hoa cây cảnh và một số cây dược liệu. Giảm tối đa diện tích lúa, ngô, đậu tương, giảm đàn lợn.
Gắn kết thực hiện nông nghiệp công nghệ cao với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững hợp lý ở từng địa bàn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nâng cao vị thế và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân, đạt mục tiêu nâng mức thu nhập của nông dân, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh. Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng theo quy hoạch.
Thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua nguồn vốn ODA, vốn đầu tư FDI để phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đồng thời chủ động lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới theo phương thức đi tắt, đón đầu, đặc biệt là công nghệ giống, công nghệ tự động hóa, tin học hóa, công nghệ sau thu hoạch.


Phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới. Liên kết sản xuất giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp. Hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn trong nước, trong đó người nông dân là chủ thể trực tiếp thực hiện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nhất là quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng nông sản. Đẩy mạnh áp dụng các quy chuẩn trong sản xuất như VietGAP, GlobalGAP... làm cơ sở để phát triển thị trường xuất khẩu.
Liên hệ: Nguyễn Bảo Huyền – Phụ trách kinh doanh
Phone: 0903 516 929 – 0961 997 338 (Mr. Huyền)
Email: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét